Câu trả lời là: Thời lượng học trên lớp theo chương trình không đáp ứng được với yêu cầu của các đề thi tuyển sinh.
Đơn cử: Môn Vật Lý (đây cũng là trình trạng chung của tất cả các môn học khác).
Trích:
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Môn VẬT LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
5. Chương trình đảm bảo tỉ lệ phần trăm đối với các loại tiết học như:
• Đối với Trung học cơ sở :
− Số tiết học lí thuyết, kết hợp với thí nghiệm do học sinh tiến hành và bài tập vận dụng, chiếm khoảng từ 60% đến 70% ;
− Số tiết bài tập chiếm khoảng từ 5% đến 10% ;
− Số tiết thực hành chiếm khoảng từ 5% đến 10% ;
− Số tiết ôn tập, tổng kết chiếm khoảng từ 5% đến 10% ;
− Số tiết kiểm tra chiếm khoảng 5% đến 10% ;
• Đối với Trung học phổ thông :
− Số tiết học lí thuyết chiếm khoảng từ 60% đến 70%, trong đó có 30% số tiết học lí thuyết kết hợp với thí nghiệm ;
− Số tiết bài tập chiếm khoảng từ 15% đến 20% ;
− Số tiết thực hành chiếm khoảng từ 5% đến 10% ;
− Số tiết ôn tập, tổng kết chiếm khoảng 5% đến 10% ;
− Số tiết kiểm tra chiếm khoảng 5% đến 10%.
(Hết trích)
ĐỀ THI THÌ SAO?
Đề thi chuyên: Toàn bộ là bài tập ở mức độ nâng cao.
Đề thi Đại học: 50 câu, trong đó chỉ có 11 câu lý thuyết, còn lại là bài tập.
Vậy số tiết bài tập chiếm chỉ từ 5% đến 10% tổng số tiết học của THCS hoặc từ 15% đến 20 % tổng số tiết học của THPT. Chỉ học theo đúng số tiết quy định thì làm sao đáp ứng kỳ thi được!
Giải pháp là các trường tổ chức học thêm hoặc học sinh tìm đến các trung tâm luyện thi, hoặc thuê gia sư để bổ sung kiến thức.